Một Số Việc Làm Chuyên Ngành Luật Mà Bạn Có Thể Tìm Được Ở Bất Cứ Quốc Gia Nào

Các kỹ năng bạn đạt được thông qua đào tạo pháp lý có thể chuyển hóa thành nhiều vai trò và việc làm đa dạng khác nhau ngoài luật sư. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng trong một loạt các ngành công nghiệp hiện nay đang luôn muốn thu hút những sinh viên tốt nghiệp ngành luật về làm việc.
Nếu bạn đã từng nghĩ rằng “Tôi đang học luật, nhưng tôi không muốn làm một luật sư?”, đừng hoảng sợ! Năng lực của bạn đang phát triển trong quá trình học về luật pháp và kiến thức luật mà bạn thu nhặt được sẽ có liên quan đến nhiều nghề nghiệp khác nhau trong xã hội. Các kỹ năng phân tích và nghiên cứu sẽ rất hữu ích dành cho bạn sau khi ra trường. Tương tự như vậy, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt có thể góp phần tích cực cho bạn khi theo đuổi các việc làm như quản lý, quy hoạch thị trấn và công tác tư vấn pháp luật. Theo ông Donald McPherson, thư ký của một công ty luật đã nói: “Hãy suy nghĩ về trình độ chuyên môn về mặt pháp lý của bạn như là một sự khởi đầu của việc học chứ không phải là kết thúc – luôn lấy cơ hội được học luật để trau dồi, cải thiện các kỹ năng và mở rộng kinh nghiệm của bạn trong nhiều môi trường công việc đa dạng hiện nay.”

1. Thư ký công ty luật

Thư ký có vai trò bảo đảm các tổ chức tuân thủ pháp luật, cùng đảm bảo nhân viên tuân thủ các quy định của tổ chức đó đặt ra. Cụ thể công việc của họ bao gồm việc duy trì hồ sơ về một tổ chức, chuẩn bị các báo cáo và luôn đảm bảo về việc giám đốc có thể cập nhật và hiểu rõ toàn bộ nội dung về mặt pháp lý. Họ có thể làm việc với giám đốc và nhân viên cao cấp, cũng như có thể tham gia vào việc lập kế hoạch, tài chính và sắp xếp bảo hiểm. Các thư ký đặc quyền thường là những thư ký có kinh nghiệm và có chứng chỉ thông qua ICSA và các cơ quan tuyển dụng chuyên môn khác.
Donald McPherson, thư ký công ty của Alliance Trust PLC đã chia sẻ rằng: “Sau khi nhận vị trí này, tôi đã nhận thấy được một nền tảng pháp lý vững chắc, nhằm cung cấp một khuôn khổ nhất định để có thể tiếp cận các vấn đề khác nhau một cách nhanh chóng, đồng thời suy nghĩ thông qua tất cả các hàm ý trước khi hành động.”

2. Thư ký Quốc hội

Chức vụ này luôn được đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các cuộc tư vấn về thực tiễn và thủ tục cho các nhân viên văn phòng làm việc của Ban Cố vấn Hạ viện và Ban hỗ trợ, ví dụ như yêu cầu và báo cáo dự thảo. Thông tin tuyển dụng dành cho chức vụ này sẽ thường được đăng tải riêng trên kênh báo chí quốc gia và các trang web tương ứng khác.

3. Làm việc với vai trò tư vấn thuế

Chuyên gia tư vấn thuế thường có nhiệm vụ cung cấp lời khuyên cho các doanh nghiệp hoặc khách hàng tư nhân về các vấn đề thuế đặc biệt hoặc các giải pháp thuế hiệu quả. Họ phải có kỹ năng tìm kiếm bằng chứng giải quyết vấn đề, thuyết phục, thu hút sự tin tưởng của khách hàng và kỹ năng tổ chức để đáp ứng công việc của họ. Bằng luật của bạn có thể giúp bạn dễ dàng vượt qua các kỳ kiểm tra để trở thành nhân viên tư vấn thuế chuyên nghiệp.

4. Nhà quy hoạch thị trấn

Bạn có thể hội đủ điều kiện như là một nhà quy hoạch thị trấn bằng cách lấy bằng sau đại học RTPI (Viện Quy hoạch Hoàng Phố). Ngoài ra, bạn cần phải tập quen dần với việc chú ý đến từng chi tiết, kỹ năng giao tiếp và đàm phán để phụ trợ cho công việc được tốt hơn.

5. Chuyên gia tư vấn quản lý

Kiến thức pháp luật vững chắc luôn là yếu tô tiên quyết cho các việc làm có liên quan đến tư vấn pháp luật. Tư vấn quản lý đòi hỏi các ứng viên phải có kỹ năng phân tích tốt, có thể thích nghi và làm việc hòa nhập với tất cả mọi người, từ giám đốc điều hành đến nhân viên cấp dưới, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra của mình hoặc thực hiện những thay đổi đáng kể trong thực tiễn làm việc của toàn hệ thống.
Qua đây có thể thấy được, ngành luật mở ra cho các bạn sinh viên nhiều sự lựa chọn công việc đa dạng khác nhau. Vì thế, hãy an tâm trau dồi các kiến thức chuyên môn của mình khi còn có cơ hội được ngồi ở ghế nhà trường, đồng thời trải nghiệm thực tập để rèn luyện bản thân nhiều hơn trên con đường sự nghiệp sắp tới.