Luật Sư: Ngành Nghề Đáng Được Kỳ Vọng Trong Quá Trình Phát Triển Xã Hội

Do xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn, đi cùng với nó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, pháp luật dần trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Với sự tồn tại của pháp luật, vai trò của người luật sư ngày càng được đánh giá cao hơn bao giờ hết. Vậy người gắn bó với việc làm luật sư sẽ đón nhận được những cơ hội như thế nào, đồng thời phải đối mặt với những thách thức ra sao? Liệu luật sư vẫn luôn mang trong mình những định hướng nghề nghiệp bảo vệ công lý như trước đây?

Cách đây vài năm, nhà nước đã đưa ra quyết định chọn ngày 10 tháng 10 làm ngày kỷ niệm nghề luật sư. Được biết rằng nghề luật sư đã xuất hiện từ rất lâu đời vào khoảng TK 18 và vị luật sư đầu tiên của đất nước ta đó là ông Phan Văn Trường. Từ xưa đến nay, luật sư luôn có nhiệm vụ giải đáp, tư vấn mọi thắc mắc về mặt pháp lý cho thân chủ của mình, đồng thời đưa ra những hướng giải quyết tranh chấp các vụ kiện một cách cụ thể nhằm bảo vệ họ hoặc giảm án. Bên cạnh đó, ngoài trở thành một luật sư, bạn còn có thể trở thành những người hành nghề luật với các vị trí việc làm đa dạng khác như thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký pháp lý, v.v. Tuy nhiên, bài viết hôm nay chúng ta chỉ chú trọng đi sâu tìm hiểu về cơ hội, cũng như thách thức đối với việc làm luật sư trong xã hội hiện nay.

Hệ thống pháp luật của chúng ta đã có nhiều thay đổi hơn so với trước đây. Với nền kinh tế hội nhập quốc tế nhanh chóng như ngày nay, việc giao lưu và hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới đã góp phần đánh bật lên tầm quan trọng của luật pháp đối với từng cá nhân và tổ chức kinh doanh. Nhờ có luật pháp mà mọi hoạt động kinh tế – chính trị – xã hội đều đi theo đúng hướng và hiệu quả qua từng thời kỳ. Để đảm bảo luật pháp được áp dụng một cách triệt để thì mỗi cá nhân và tổ chức kinh doanh phải thật sự hiểu rõ được bản chất của nó, đồng thời nắm rõ từng chi tiết bên trong khung hệ thống pháp lý của một quốc gia về lĩnh vực mà mình đang hoạt động. Do luật là một phạm trù rất phức tạp, đòi hỏi cần có một quá trình học hỏi và rèn luyện một cách nghiêm túc và lâu dài, nên vai trò của người luật sư đóng vai trò rất lớn trong mỗi bộ máy hoạt động kinh doanh của các công ty. Muốn thành công trong kinh doanh thì nhất thiết không bao giờ được bỏ quên người làm nghề luật!

Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kỳ vọng của Việt Nam về việc phát triển ngành nghề này trên toàn quốc. Nghề luật sư không phải đơn giản chỉ là giải quyết những hậu quả do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra, mà còn hỗ trợ, tư vấn về mặt pháp lý nhằm giúp đối tác phòng tránh được các vụ tranh chấp, kiện tụng đáng tiếc có thể xảy ra. Tuy nhiên, đa phần người dân đều có một nhận thức sai lệch về vai trò và nhiệm vụ của nghề – đó chỉ là một nghề nghiệp gắn liền với các vụ kiện cáo, xét xử những vụ kiện vi phạm pháp luật mà thôi.

Hiện nay, nước ta vẫn luôn phấn đấu xây dựng một nhà nước pháp quyền bảo vệ quyền lợi cho người dân, đồng thời tạo nên một môi trường luật pháp công bằng, dân chủ, văn minh cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó tiến bước vào tiến trình phát triển kinh tế bền vững. Đây cũng chính là nền tảng giúp nghề luật sư phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, cùng bản chất nghề nghiệp hơn nữa. Vì vậy, nghề luật sư có thể được nói rằng có rất nhiều cơ hội việc làm rộng mở nhất cả trong và ngoài nước với tiến trình hội nhập ngày nay.

Không phải vì mức thu nhập cao, phần lớn người dân lựa chọn gắn bó với nghề luật sư là vì niềm đam mê và tinh thần bảo vệ công lý xuất phát từ bên trong. Họ đấu tranh để thực hiện ước mơ cao cả đó của mình. Cũng chính những đam mê đó, những tinh thần đó đã làm nên một nền tảng pháp luật vững chắc từ những kỳ vọng lớn lao của đất nước trong suốt thời gian qua.