Yếu Tố Quyết Định Thành Công Của Buổi Phỏng Vấn Vị Trí Tuyển Dụng Chuyên Ngành Luật

Với sự phát triển kinh tế đầy vượt bậc của nước ta trong thời gian gần đây, nguồn nhân lực chuyên ngành luật đang được tập trung khai thác và đào tạo tối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dự kiến đến năm 2020, đất nước ta sẽ mở rộng nhiều nhánh đào tạo chuyên ngành luật trong nước với con số dự đoán lên đến hàng chục nghìn luật sư, hàng nghìn thẩm phán, công chứng viên, kiểm sát viên, v.v.

Do nhu cầu cần tìm việc làm và tuyển dụng nhân lực chuyên ngành luật cao, toàn quốc đang triển khai và đẩy mạnh các công tác đào tạo chuyên môn, cũng như hỗ trợ tối đa cho nguồn nhân lực dễ dàng tìm thấy thông tin việc làm qua nhiều hình thức phổ biến khác nhau như ngày hội việc làm, trang mạng trực tuyến, … Tuy nhiên, công tác tuyển dụng này hiện vẫn chưa được giải quyết triệt để, do còn thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Song, đây cũng là cơ hội cho những lao động chưa tìm thấy được việc làm có cơ hội được thử sức một lần nữa.

Hiệu trưởng của một đơn vị đào tạo pháp luật đã chia sẻ rằng chính quyền địa phương nên tích cực hỗ trợ thêm cho nhà trường các công tác đào tạo, cũng như tuyển sinh nhằm nhanh chóng cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội ngày nay. Ngoài ra, người lao động cũng phải tự mình cải thiện và phát triển khả năng và kiến thức luật của bản thân, không nên quá thụ động và chỉ dựa vào kiến thức lý thuyết chung. Thực hành sẽ giúp người lao động dễ dàng thích nghi nhanh với công việc, cũng như ứng phó các tình huống khó xử lý sẽ xảy ra trong quá trình giải quyết vụ kiện hoặc thương thảo hợp đồng với khách hàng. Chủ động sẽ giúp người lao động từng bước đến gần hơn với các nhà tuyển dụng hiện nay.

Hơn nữa, người lao động còn cần phải chú trọng hơn đến khâu chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn vị trí tuyển dụng chuyên ngành luật ở các công ty với khoảng thời gian là một tháng.

Nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu kiến thức về luật khác nhau dành cho bạn. Bạn phải đảm bảo rằng bạn hiểu rõ toàn bộ những gì bạn đã học, cùng những câu hỏi sơ lược đơn giản nằm ngoài chuyên môn, nhằm tránh ngắt quãng khi trả lời phỏng vấn, vì điều quan trọng nhất của một người làm nghề luật đó chính là sự tự tin và tính thuyết phục trong lời nói của bạn. Bạn chỉ có thể gây ấn tượng khi bạn thật sự tài năng và có vốn kiến thức thật khác biệt. Mặt khác, nếu vốn kiến thức của bạn chỉ ở mức chấp nhận được, bạn nên thể hiện tất cả các kỹ năng nổi bật khác của riêng mình, để chứng tỏ rằng bạn là người cầu tiến, luôn luôn học hỏi và chỉ có bạn mới thích hợp với công việc đó. Điều này không chỉ riêng cho việc làm luật sư mà còn cho các việc làm khác trong ngành luật hiện nay.

Tại Hà Nội và TP.HCM hàng năm thường tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, ngày hội việc làm nhằm tạo cơ hội cho người lao động có bằng cử nhân luật có cơ hội được gặp gỡ với các nhà tuyển dụng lớn, đồng thời ứng tuyển các vị trí thực tập hoặc nhân viên chính thức của họ. Ở các sự kiện đó, các nhà tuyển dụng thường chia sẻ về yêu cầu công việc, chế độ đãi ngộ, phúc lợi, cũng như chỉ tiêu tuyển dụng nhằm thu hút thật nhiều lao động về công ty. Trong đó, người lao động chuyên ngành luật kinh tế và luật thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất vào mỗi sự kiện. Điều này cũng có thể cho thấy được mức độ phổ biến, cũng như sự phát triển vượt bậc của hai nhóm ngành đó. Ngoài ra, chính quyền địa phương nên đẩy mạnh thêm các công tác tuyên truyền để thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà tuyển dụng, cũng như người lao động, nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực một cách triệt để và sớm nhất có thể.

Nhìn chung, nhà tuyển dụng luôn xem xét và đánh giá các tiêu chí như sau khi phỏng vấn trực tiếp bạn, đó là: kiến thức ngành vững chắc, tính chặt chẽ và liên kết trong lời nói, lý lẽ logic, phẩm chất cá nhân và mức độ thân thiện của bạn. Hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt để có cơ hội được trở thành một cán bộ pháp luật chuyên nghiệp trong thời gian sắp tới!