Học ngoại thương ra làm gì? Chuyên viên tại các doanh nghiệp

Theo học ngành ngoại thương đã giúp các bạn sinh viên có được việc làm ổn định và phát triển. Bằng chứng là hiện nay rất nhiều người đang là chuyên viên trong các lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu.

Khi lựa chọn học ngoại thương thì các bạn đã mở ra một cơ hội tốt cho mình, việc còn lại là chúng ta cần nỗ lực thì mới có thể tìm một công việc tốt sau khi ra trường. Đối với những ai còn đang phân vân không biết học ngoại thương ra làm gì thì hãy xem qua các việc làm điển hình của nhiều bạn sinh viên hiện nay.

Học ngoại thương bao gồm những gì?

Trong các kỳ thi tuyển sinh, ngoại thương được xem là một trong các ngành có điểm chuẩn khá cũng bởi độ “hot” và sự hấp dẫn mà ngành mang lại. Trong đó, các chuyên ngành đào tạo luôn được nhiều bạn lựa chọn như: kinh doanh, đầu tư quốc tế, quản lý xuất – nhập khẩu, sản xuất, …

Theo học ngành ngoại thương các bạn sẽ nắm vững các kiến thức chuyên môn về kinh doanh quốc tế, xuất – nhập khẩu, tài chính trong và ngoài nước, tiền tệ quốc tế… nhằm vận dụng các vào thực tế ở nước ta, giúp phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại.

Cụ thể sẽ hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức như: thu thập, xử lý thông tin và phân tích các sự kiện kinh tế trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng buôn bán quốc tế. Tham gia các công việc trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu bao gồm: lên kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện, quản lý và điều hành, giao nhận hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, kiểm định, hải quan, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước…

Học ngoại thương ra làm gì? Làm việc ở đâu?

Tùy vào chuyên ngành được đào tạo mà sinh viên ngoại thương sau khi tốt nghiệp có thể tìm các việc làm phù hợp với chuyên ngành và thế mạnh của mình. Nhưng dù làm việc ở đâu và với bất kỳ vị trí nào thì mọi sinh viên đều nắm rõ các kiến thức cơ bản về hợp đồng ngoại thương hay kinh doanh ngoại thương, các vấn đề liên quan.

Các lĩnh vực có thể tham gia như: kinh tế, ngân hàng, bảo hiểm, các công ty tài chính, các tổ chức quốc tế. Làm việc tại các cơ quan cấp cao như: Bộ công thương, Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan cho đến các công ty nước ngoài, các tổ chức thương mại… Bên cạnh đó, là cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, các công ty kiểm toán, công ty phân phối…

Vị trí mà các bạn có thể đảm nhận bao gồm: nhân viên tại các cảng xuất nhập khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu, chuyên viên (phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại điện, đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương và xuất nhập khẩu)…

Đặc biệt, có thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình để tham gia công tác giảng dạy các bộ môn về lĩnh vực ngoại thương tại các trường đại học, cao đẳng…

Ưu điểm của sinh viên ngoại thương

Ngoại thương là lĩnh vực thuộc về kinh tế chủ chốt của đời sống xã hội, liên quan đến nền kinh tế nước ta và mối quan hệ quốc tế. Đặc biệt, thường xuyên tiếp xúc với các vấn đề kinh tế nước ngoài nên bắt buộc các bạn phải có khả năng ngoại ngữ thành thạo để theo học chuyên ngành. Cũng vì vậy, ngoại ngữ chính là điểm ưu tiên trong tuyển dụng.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo sẽ đi sâu vào chuyên ngành để các bạn có thể nắm vững chuyên môn của mình. Vì thế, các cử nhân ngoại thương sau khi tốt nghiệp luôn có nền tảng kiến thức vững chắc am hiểu về tài chính, tiền tệ và kinh tế vĩ mô.

Tính chất của ngành ngoại thương giúp cho người học rèn luyện được các kỹ năng mềm bao gồm: tư duy nghiên cứu, phân tích, khả năng lãnh đạo. Đặc biệt, là sự nhạy bén, sáng tạo và nắm bắt các thông tin nhanh chóng… chính những yếu tố này đã tạo nên các đặc trưng riêng của sinh viên ngoại thương.

Giờ thì chúng ta đã biết học ngoại thương ra làm gì. Với vô số các cơ hội nêu trên các bạn có thể an tâm lựa chọn ngành học này. Điều quan trọng là chúng ta cố gắng học tập thì cơ hội việc làm luôn mở ra trước mắt.